Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta quán triệt và thực hiện quan điểm “lấy dân làm gốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ đó, tập hợp, huy động sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, lãnh đạo toàn dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945, khai sinh ra nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa đến thắng lợi của hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đó là thành công của việc xây dựng lực lượng chính trị ngày càng rộng rãi trong mặt trận và các đoàn thể, trong lực lượng vũ trang theo tư tưởng của Bác: “vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân, không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân...”.
Đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tiến hành đổi mới toàn diện và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng tiếp tục đổi mới công tác dân vận. Đặc biệt, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới” tiếp tục khẳng định vai trò hết sức quan trọng của công tác dân vận, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ hội nhập, phát triển nhanh và bền vững đất nước.
Quán triệt sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác dân vận, với tinh thần “không để sót một người dân nào”, trong những năm qua, nhiều tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp mang tính tập hợp quần chúng rộng rãi, ngày càng được xây dựng và phát triển sâu rộng trên cả nước. Tỷ lệ quần chúng tham gia các tổ chức đoàn thể nhân dân ngày càng cao và đã hoàn thành xuất sắc nhiều “việc nên làm”, “việc Chính phủ và Đoàn thể giao cho”. Nhiều mô hình dân vận hiệu quả đã xuất hiện ở các địa phương, đơn vị. Đặc biệt là các mô hình trong phong trào “Dân vận khéo” đã mang lại kết quả to lớn, thiết thực trên mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hóa-xã hội, an ninh-quốc phòng... Cụ thể, trong lĩnh vực kinh tế, nổi bật là các mô hình “Dân vận khéo” trong sản xuất, kinh doanh, nhất là ở địa bàn nông thôn, như: hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; xây dựng trang trại, phát triển các làng nghề, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ... Lĩnh vực văn hóa - xã hội, điển hình là các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Vì người nghèo”, “Lao động sáng tạo”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “Xanh - Sạch - Đẹp”, “Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”, “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”... Lĩnh vực an ninh-quốc phòng cũng có nhiều mô hình hay như: “Hành quân dã ngoại làm công tác dân vận”, “Tiếng kẻng phòng gian”, “Điểm sáng vùng biên”, “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, “Vì Hoàng Sa, Trường Sa”, “Tấm lưới nghĩa tình”... Qua đó ghi nhận nhiều tấm gương người tốt việc tốt, sản xuất kinh doanh giỏi...
Nhìn lại hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, công tác dân vận của hệ thống chính trị đã góp phần rất quan trọng vào những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, để đất nước có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, điều hành, quản lý của Nhà nước tiếp tục được củng cố, tăng cường. Trong mọi công việc, Đảng và Nhà nước luôn quán triệt sâu sắc, thực hiện quan điểm “dân là gốc”; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; thắt chặt mối quan hệ mật thiết với nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng. Đó cũng chính là những nội dung cốt lõi trong tác phẩm “Dân vận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cùng với những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế-xã hội, ngày nay nước ta đã hội nhập ngày càng sâu rộng vào khu vực và thế giới, vị thế Việt Nam ngày càng được khẳng định. Trong bối cảnh đó, vai trò của công tác dân vận ngày càng cần thiết hơn. Do đó, Đại hội XIII của Đảng với tầm nhìn phát triển đất nước đến giữa thế kỷ XXI, đã hoàn thiện, bổ sung nhiều nội dung mới về lãnh đạo đối với công tác dân vận. Nghị quyết Đại hội đã đề cao vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của Nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước, trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; phát huy cao độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân theo Hiến pháp và pháp luật; thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; xác định cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội làm nòng cốt” để nhân dân làm chủ.
Nghị quyết Đại hội cũng xác định rõ yêu cầu, nhiệm vụ: Thắt chặt hơn nữa mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân, dựa vào Nhân dân để xây dựng Đảng; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của các cấp ủy đảng, hệ thống chính trị về công tác dân vận; có cơ chế phát huy vai trò của Nhân dân tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh trong tình hình mới.
Xác định Ngày hội “Đại đoàn kết toàn dân tộc” là đợt sinh hoạt chính trị- xã hội sâu rộng trong các tầng lớp Nhân dân. Hằng năm, cấp ủy, chính quyền, mặt trận các cấp đều có văn bản chỉ đạo, phối hợp hướng dẫn, phân công trách nhiệm các cấp, ngành, địa phương trong việc tổ chức Ngày hội đảm bảo thiết thực, hiệu quả, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự hưởng ứng tham gia tích cực của các tầng lớp Nhân dân.
Công tác tuyên truyền được phối hợp với các cơ quan quan truyền thông, các ngành chức năng triển khai đồng bộ, hiệu quả, tập trung đăng tải các nội dung tuyên truyền về “Ngày hội”, về lịch sử, truyền thống vẻ vang của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước và thành phố.
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phối hợp với Văn phòng Thành ủy, các quận, huyện ủy xây dựng kế hoach, bố trí lịch và các điều kiện đảm bảo để các đồng chí Thường trực Thành ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân, Ủy ban MTTQVN thành phố, các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy tham dự Ngày hội tại các địa phương, tạo mối liên hệ gắn bó giữa cán bộ, đảng viên với Nhân dân. Đặc biệt, ngày 15/11/2017 huyện Vĩnh Bảo vinh dự được đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn cùng các đồng chí lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương về dự “Ngày hội” tại thôn Thượng Điện xã Vinh Quang để lại ấn tượng sâu sắc và là nguồn động viên to lớn về tinh thần đối với các tầng lớp Nhân dân địa phương và thành phố.
Với kết quả phối hợp nêu trên, từ năm 2003 đến nay đã có gần 28.000 khu dân cư tổ chức phần lễ; hơn 18.500 khu dân cư tổ chức cả phần lễ và phần hội, gần 21.000 khu dân cư tổ chức “Bữa cơm đoàn kết” (trừ 2 năm 2020, 2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19). Việc tổ chức “Ngày hội” đã khẳng định giá trị thực tiễn, ý nghĩa to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân. Nhiều địa phương tổ chức tốt “Ngày hội” như các huyện, quận: Vĩnh Bảo, An Dương, Thủy Nguyên, Tiên Lãng, Hồng Bàng, Lê Chân, Kiến An, Hải An, Cát Hải…
Ảnh: Đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên TW Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Hải Phòng trao quà kỷ niệm cho nhân dân xã Dương Quan, Thủy Nguyên